Nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số điều cần lưu ý
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng.
Những bài viết liên quan :
Vài Điều Cần Biết Trong Năm Mới
Cách Chọn Bàn Thờ Hợp Phong Thủy
Mẫu Bàn Thờ Sập Thờ Gia Tiên Đẹp
Nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Việt và một số điều cần lưu ý
Đôi điều tìm hiểu về bàn thờ gia tiên ?
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập…
Ngày cúng giỗ
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập… Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử…, người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.
Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.
Bàn thờ tổ tiên
Trong gia đình người Việt thường có một Bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, Bàn thờ tổ tiên là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, Mặt Trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm “cành vàng lá ngọc” (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp 5 hoặc gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục “vũ trụ” là khúc trầm hương dưới dạng khúc khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới…
Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng đặt tại nơi cao ráo, sạch sẽ và trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng, tầng trên cùng đối với nhà tầng). Trên bàn thờ thì bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố, chỗ thắp nến. Đồ cúng cơ bản không thể thiếu hương, hoa, chén nước lã. Ngoài ra có thể có thêm thức ăn, trà rượu, và có khi có cả đồ vàng mã (quần áo đồ dùng làm bằng giấy), tiền âm phủ… Sau khi tàn một nửa tuần hương, đồ vàng mã và tiền âm phủ được đem đốt, được gọi là hoá vàng, còn chén rượu cúng thì đem rót xuống đống tàn vàng. Tục truyền rằng phải làm như vậy người chết mới nhận được đồ cúng tế, vì hương khói bay lên trời, nước (rượu) hòa với lửa mà thấm xuống đất.
Cách bài trí
Lớp trong
• Chiếc rương thật lớn, cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự (大佀). Đôi khi, chiếc rương được thay bằng chiếc bàn to, kê trên 2 chiếc mễ (1m).
• Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ. Mâm to đựng cỗ, mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Chiếc thứ 2 phải bé hơn chiếc thứ 1.
• Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai (chiếc ỷ) để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng.
• Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 ly nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ…
• Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ
Lớp ngoài
• Hương án thật cao
• Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.
• Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ
• Hai cây đồng để thắp nến, có thể thay thế bằng 2 con hạc đồng. Đồng có thể thay bằng sứ.
• Có thể trang trí thêm đồ vật như hoành phi, câu đối… vào chính giữa bàn thờ hoặc hai bên.
Thắp hương
Việc thắp hương trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,… mà tránh thắp số chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,… Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp hơn với tổ tiên(người dương thắp cho người âm). Loại hương thẳng gồm 2 phần: chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm. Có một loại hương vòng bao gồm nhiều vòng hương, có buộc dây, được đặt trên que sắt trong bình hương. Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây Hỏa hoạn.
Khi thắp hương, có thể trông coi khi cần thiết.
Cúng Tổ tiên
Người Việt thường cúng Gia tiên vào ngày Sóc – Vọng (Sóc là ngày Mồng Một, Vọng là ngày Rằm hàng tháng), lễ Tết, giỗ hoặc bất kỳ lúc nào cần được gia tiên phù hộ như: sinh con, đẻ cái, kết hôn, làm nhà, lập nghiệp, có trục trặc về sức khỏe. Đây là cách để thể hiện đạo lý Uống nước nhớ nguồn.
Bàn thờ vọng
Sự hình thành
Bàn thờ vọng là một loại bàn thờ mà những người sống ở xa quê, ít có điều kiện về nhà con trai trưởng dịp giỗ Tết lập nên. Ngày xưa, bàn thờ vọng chưa phải là phong tục chủ yếu bởi đa số người ta đều sống và sinh cơ lập nghiệp ngay tại quê hương, chỉ có một số trường hợp đặc biệt gọi là biệt quán, li hương.
Đến thời phong kiến, các quan trong triều đình tập trung vọng bái thiên tử tức vái lạy từ xa. Những người ở nơi biên ải cũng lập hương án hướng về phía kinh đô để làm lễ khi nghe tin vua chúa mất mà chưa đến dự đám tang được. Những người làm quan cũng lập một hương án hướng về quê hương để làm lễ khi nghe tin có người thân mất mà chưa kịp về chịu tang. Sau đó, họ cáo quan xin về cư tang 3 năm. Kể từ đó, bàn thờ vọng được hình thành, chỉ có những người sống xa quê mới lập bàn thờ vọng. Những người ở gần quê, dù giàu hay nghèo cũng phái về nhà người con trai trưởng hoặc trưởng họ làm lễ trong dịp giỗ Tết, chú hoặc ông chú vẫn phải đền nhà cửa trưởng làm lễ dù cửa trưởng chỉ thuộc hàng thấp như cháu, chắt… Do đó, không có tục lập bàn thờ vọng đối với đời thứ ba ngay tại quê. Nếu người con trưởng mất hoặc sống xa quê, người con thứ kế tiếp con trưởng được lập bàn thờ chính, còn bàn thờ tại nhà con trưởng là bàn thờ vọng.
Cách lập bàn thờ vọng
Trước khi lập bàn thờ vọng, chủ nhà phải về quê để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài lư hương phụ hoặc một vài nén hương đang cháy giở đến bàn thờ vọng để thắp tiếp. Nếu có phòng riêng, để bàn thờ vọng đặt ở một phòng riêng biệt để tăng vẻ tôn nghiêm. Nếu không có phòng riêng thì đặt kết hợp phòng khách, phải đặt cao hơn chỗ tiếp khách. Bàn thờ đặt hướng về quê chính để gia chủ vái lạy thuận hướng về quê chính. Không nên đặt tại những chỗ uế tạp, cạnh lối đi, trừ trường hợp nhà quá hẹp. Những người mà sống trong khu tập thể thì chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của mình cũng đủ, miễn là có lòng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao.
Bàn thờ bà cô ông mãnh
Bà cô ông mãnh là từ mà dân gian dùng cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Nếu cảm thấy “hợp” người thân nào thì sẽ phù hộ độ trì rất nhiều. Nếu thờ cúng bà cô ông mãnh không đến nơi đến chốn sẽ bị quở phạt. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên thờ cúng với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ đời trước được. Giống như trên cõi dương gian, trẻ con chỉ ngồi riêng một mâm khi ăn giỗ nên bà cô ông mãnh cũng được thờ riêng 1 bàn thờ.
Bàn thờ bà cô ông mãnh được đặt dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Cũng có thể đặt cùng trên bàn thờ tổ tiên nhưng bát nhang phải thấp hơn thờ gia tiên 1 bậc. Cũng có thể lập riêng bàn thờ nhưng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên. Bài trí bàn thờ bà cô ông mãnh rất đơn giản, sơ sài. Chỉ đặt bài vị (hoặc ảnh), bát nhang, chén nước, bình hoa, đôi đèn… Người ta cúng vào ngày sóc vọng, ngày kỵ, giỗ Tết giống thờ tổ tiên.
Nếu người cúng ngang hàng với bà cô ông mãnh thì chỉ lâm râm khấn mà không cần lễ. Nếu thuộc hàng dưới thì phải khấn và lễ. Khi gia đình gặp chuyện về sức khỏe, vật chất… người ta cúng bà cô ông mãnh để được phù hộ độ trì cho mọi sự được hanh thông và tốt hơn.
Bàn thờ người mới chết
Những người mới mất chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang. Được bài trí tương đối sơ sài: một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), lọ hoa, chén nước, ngọn đèn… Trong vòng 100 ngày (tính từ ngày an táng xong), người ta đều thắp hương cơm canh trước khi gia đình ăn cơm, mời người mới mất thụ hưởng. Lúc này, linh hồn người chết còn quyến luyến người thân, “hồn vía còn nặng” chưa thể siêu thoát được, vẫn còn luẩn quẩn xung quanh nhà. Những người sống không muốn tin vào sự thật là họ vừa mới mất đi một người thân, làm vậy để dịu nỗi buồn. Nhưng có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức lễ chung thất).
Sau 49 ngày, bát nhang người mới mất sẽ được rước lên bàn thờ tổ tiên. Sau lễ trừ phục (còn gọi là đàm tế) bàn thờ người mới mất sẽ được loại bỏ cùng những đồ thờ riêng, đưa ảnh chân dung và bát nhang lên bàn thờ tổ tiên, đặt hàng dưới. Trường hợp không có bàn thờ tổ tiên thì sẽ vẫn giữ lại như cũ, chỉ cần yết cáo tổ tiên lên bàn thờ tổ.
Cơ Sở Sản Xuất Đồ Gỗ Mỹ Nghệ HẢI MINH
– Chuyên Sản Xuất,Mua Bán – Nhận Đặt Hàng Theo Yêu Cầu… :
SẬP GỤ – TỦ CHÈ – BÀN GHẾ… Đồ Khảm Ốc, Đồ Mới & Cũ, Đồ Theo Lối Cổ….
Đ/c: Xóm 33 – Xã Hải Minh – Huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định
Hotline:0945.432.056 ( zalo )
0/5
(0 Reviews)
Bài viết cùng chuyên mục
- Trong thờ cúng ý nghĩa hoành phi câu đối đức lưu quang là gì?
- Nghi Lễ Chạp Mộ Mời Gia Tiên Về Ăn Tết Và Làm Lễ Cúng Cơm ở Nhà Để Đón Gia Tiên
- Cùng bộ bàn thờ gỗ tại sao lại có giá lệch nhau nhiều như thế ?
- Ứng dụng của câu đối chữ Hán trong đời sống người Việt
- Nên mua Sập Thờ Tứ Linh ở đâu uy tín và chất lượng
- Tổng hợp mẫu bàn thờ gia tiên truyện gỗ đẹp nhất hiện nay
- Mẫu bàn thờ gia tiên đứng gỗ đẹp tự nhiên đẹp nhất hiện nay
- Sập thờ đẹp giá bao nhiêu tại Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hải Minh
- Tổng hợp các mẫu sập thờ đẹp 2022
- Mẫu Sập Thờ Gỗ Đẹp chuẩn nhất hiện nay
Bàn Giao Bộ Bàn Ghế Luois Hoàng Gia Gỗ Mun Lào ...
T7, 06 / 2023Bàn Giao Sập Ngũ Phúc Dơi Thọ Anh Hiến – T...
T3, 05 / 2023Sự khác nhau giữa trường kỷ phương kỷ và đoản kỷ...
T5, 09 / 2022Tìm Hiểu Về Trường Kỷ Huế Ngũ Lân Vờn Cầu...
T6, 08 / 2022Hé Lộ 10 Mẫu Tủ Bày Đồ Cổ Đẹp Nhất...
CN, 04 / 2022Tư vấn mua trường kỷ gỗ đẹp tại Bình Định...
T5, 03 / 2022Mẫu trường kỷ tam sơn gỗ đẹp nhất hiện nay...
T4, 03 / 2022Mẫu bàn ghế gỗ lối cổ cho phòng khách đẹp nhất...
T6, 03 / 2022Tủ Trưng Bày Phòng Khách Đẹp Tại Hải Phòng...
T6, 03 / 2022Khảm ốc khảm trai là gì – Những món đồ kh...
T4, 03 / 2022Kệ tivi nội thất mặc định của không gian phòng kh...
T2, 02 / 2022So sánh sơn PU và đánh Vecni Nên chọn sơn PU ...
T2, 02 / 2022Địa chỉ mua bộ trường kỷ cổ đồ đại chất lượng?...
T6, 02 / 2022Nơi bán bàn ghế trường kỷ đẹp Hải Minh Nam Định...
T6, 02 / 2022Cần tư vấn Giá bán bàn ghế gỗ gụ là bao nhiêu...
T6, 02 / 2022Giới Thiệu Chi Tiết Bộ Bàn Ghế Louis 8Món...
T3, 06 / 2020Ý Nghĩa Của Biểu Tượng Dơi Trong Phong Thủy...
T2, 05 / 2020Bàn Giao Bộ Bàn Ghế Louis 8Món Cho Khách ...
T7, 05 / 2020Mẫu Trường Kỷ Gỗ Gụ Siêu Đẹp Năm 2022...
T5, 05 / 2020Salon Và Trường Kỷ Khác Nhau như Thế Nào?...
T2, 04 / 2020Gỗ Mun Là Gì? Cách Nhận Biết Các Loại Gỗ Mun...
T6, 04 / 2020Sập Gụ Tủ Chè Hải Minh Nam Định Đẹp Đến Cỡ Nào...
T2, 04 / 2020Gỗ Cẩm là gỗ gì Phân loại gỗ Cẩm...
CN, 03 / 2020Chơi Tranh Phong Thủy
T7, 09 / 2019Gỗ Gụ Là Gì Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Nó...
T2, 05 / 2019Những Kiêng Kỵ Trong Thiết Kế Nội Thất Phòng Lớn...
T5, 11 / 2018Tại Sao Nên Chọn Mua Kệ Tủ Tivi Gỗ Hương Cho ...
CN, 10 / 2018Ý Nghĩa Ngũ Phúc Được Dùng Trong Chạm Khắc Mỹ Ng...
T4, 09 / 2018
Trong thờ cúng ý nghĩa hoành phi câu đối đứ...
T5, 06 / 2024Tổng hợp các mẫu sập thờ đẹp 2022...
T3, 05 / 2022Mẫu Sập Thờ Gỗ Đẹp chuẩn nhất hiện nay...
T4, 04 / 2022Sập Thờ Đẹp Giá Bao Nhiêu
T6, 02 / 2022Địa chỉ bán bàn thờ sập thờ gỗ tại Sài Gòn...
T3, 02 / 2022Cách Chọn Sập Thờ Bàn Thờ Đẹp Tại Hà Nội...
T7, 02 / 2022Bàn thờ án gian gỗ tại Đồng Kỵ Bắc Ninh...
T2, 02 / 2022Cách chọn mua bàn thờ án gian gỗ đẹp chất lượng ...
T4, 02 / 2022Hướng Đặt Bàn Thờ Phong Thủy Cho Người Tuổi Sửu...
T3, 06 / 2020Đồ thờ cúng tại không gian tư gia bao gồm...
T3, 03 / 2020Lưu Ý Phong Thủy Khi Đặt Bàn Thờ Trong Phòng Khá...
T4, 03 / 2020Cách lựa chọn bàn thờ gỗ phù hợp với phong thủy...
T2, 03 / 2020Nghi Thức Cúng Tất Niên Tết Tân Sửu 2021 Các G...
T4, 01 / 2020Thước Lỗ Ban Cách Dùng Thước Lỗ Ban...
T7, 09 / 2019Cách Đặt Bàn Thờ Trong Nhà Và Quy Tắc Đặt Bàn Th...
T4, 09 / 2019Cách Đặt Bàn Thờ Chuẩn Phong Thủy...
T3, 09 / 2019Lễ Cúng Thần Tiên Và Gia Tiên Trong Những N...
T5, 02 / 2019Vài Điều Cần Biết Trong Năm Mới...
T5, 02 / 2019Lễ Cúng Tiễn Gia Sau Tết
T5, 02 / 2019Những Mẫu Bàn Thờ Gia Tiên Đẹp Nhất...
T7, 10 / 2018Cách Chọn Bàn Thờ Hợp Phong Thủy...
T3, 09 / 2018Mẫu Bàn Thờ Sập Thờ Gia Tiên Đẹp...
T7, 09 / 2018
Bàn Giao Sập Ngũ Phúc Dơi Thọ Anh Hiến – T...
T3, 05 / 2023Giá của một bộ sập gỗ đẹp hiện nay...
T5, 05 / 2022Khảm ốc khảm trai là gì – Những món đồ kh...
T4, 03 / 2022Mẫu sập gụ đẹp chuẩn chất lượng nhất năm 2024...
T2, 02 / 2022Ý Nghĩa Của Biểu Tượng Dơi Trong Phong Thủy...
T2, 05 / 2020Sập Gụ Tủ Chè Hải Minh Nam Định Đẹp Đến Cỡ Nào...
T2, 04 / 2020Sập Gụ Và Những Lưu Ý Khi Chọn Mua Sập Gụ...
T7, 02 / 2020Cách Nhận Biết Bộ Sập Gụ Tủ Chè Chất Lượng...
T3, 09 / 2019Chia Sẻ Nơi Bán Sập Gỗ Tại Huế Chất Lượng...
T7, 06 / 2019Những Kiến Thức Cơ Bản Về Tủ Chè...
CN, 11 / 2018Ý Nghĩa Ngũ Phúc Được Dùng Trong Chạm Khắc Mỹ Ng...
T4, 09 / 2018
Bàn Phấn Gỗ Đẹp Tại Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Hải Minh...
T6, 03 / 2023Sự khác nhau giữa trường kỷ phương kỷ và đoản kỷ...
T5, 09 / 2022Mẫu bàn trang điểm bàn phấn gỗ đẹp nhất hiện nay...
T4, 09 / 2022Mẫu Giường Ba Thành ( Sập ) gỗ đẹp nhất hiện nay...
T4, 03 / 2022Những mẫu giường gỗ đẹp nhất hiện nay...
T6, 02 / 2022Gỗ Gõ Đỏ Nam Phi Là Gì Công Dụng Của Gỗ Gõ...
T4, 08 / 2019Giường Ngủ Gỗ Gõ Có Tốt Hay Không...
T2, 08 / 2019Một Số Mẫu Giường Ngủ Đẹp Nhất Năm 2022...
T2, 08 / 2019Sai Lầm Dễ Mắc Khi Trang Trí Nội Thất Phòng Ngủ...
T3, 12 / 2018Hướng Dẫn Chọn Hướng Kê Giường Theo Phong Thủy Th...
T5, 11 / 2018Nội Thất Phòng Ngủ Cần Những Gì?...
T5, 10 / 2018Giường Ngủ Nên Làm Bằng Gỗ Gì Thì Tốt?...
T2, 10 / 2018