Những Kiến Thức Cơ Bản Về Tủ Chè

Những Kiến Thức Cơ Bản Về Tủ Chè

Tủ chè là một loại tủ thường được làm bằng gỗ, được sử dụng trong nhà để cất và chưng, trưng bày các vật dụng ly, tách, ấm, chén dĩa, các loại đồ sành sứ, và rượu để bảo vệ chúng khỏi kiến, gián và bụi bẩn. Tủ chè còn có chức năng trang trí và là một trong những yếu tố của đồ gỗ nội thất thường được bày phòng khách.

Đồ Gỗ Mỹ Nghệ HẢI MINH từ xưa đã nổi tiếng với việc sản xuất đồ gỗ khắp cả nước. Một trong số những món đồ gỗ nội thất đi cùng với tiếng tăm của người thợ  HẢI MINH mà nhiều người hay nhắc đến chính là sập gụ – tủ chè. Hôm nay, Đồ Gỗ Mỹ Nghệ HẢI MINH sẽ chia sẻ với các bạn những Những Kiến Thức Cơ Bản Về Tủ Chè

Những bài viết liên quan :

                                          Những Kiến Thức Cơ Bản Về Tủ Chè

                                         Sập gỗ gụ cổ truyền theo lối cổ và các mẫu sập gỗ gụ đẹp nhất

                                         Ý Nghĩa Ngũ Phúc Được Dùng Trong Chạm Khắc Mỹ Nghệ?

                                        Tư vấn địa chỉ mua sập gụ ở đâu chất lượng, giá tốt ?

Tủ chè là một loại tủ cổ điển của dân tộc, thường đi kèm cùng sập gụ tạo thành một cặp hoàn chỉnh. “Sập gụ – tủ chè”

 

Theo truyền thống, nguyên liệu đóng tủ chè là gỗ gụ. Gụ là loại gỗ quý, bền chắc, không mối mọt, cong vênh, thớ mịn, dẻo dai, chịu lực khoẻ, chạm các chi tiết mảnh dẻ vẫn không sứt. Gỗ có màu nâu đậm hoặc vàng nhạt, để lâu ngả màu nâu đen. Đồ dùng bằng gụ thường xuyên lau chùi sẽ láng bóng như sừng. Màu gụ là đặc trưng cơ bản của tủ chè.

Hiện nay, kích thước của tủ chè cũng rộng và thoáng hơn trước để phù hợp với không gian hiện đại. Các tủ cổ có kích thước chuẩn chiều ngang là 1,73 m. Các tủ chè đóng mới khoảng 10 năm trở lại đây được cải tiến chiều ngang rộng hơn với nhiều kích thước khác nhau : 1,85 m, 1,97 m. Tủ chè có chiều rộng 45 cm, cao 55 cm, cả bệ cao chừng 76 cm, sai số cũng không nhiều.

Về hình thức cũng rất ổn định. Tủ chè có 3 buồng, buồng giữa rộng bằng hai bên buồng bên, phía trong có một ngăn hẹp gọi là giá cốc, để các vật trang trí, phía ngoài có một giải hoa văn đăng đối chạy hết điểm trên và nửa các cạnh bên gọi là lèo. Cửa buồng giữa lồng kính, mở bằng cách đẩy sang hai bên.

Những Kiến Thức Cơ Bản Về Tủ ChèTủ
Tủ Chè Khảm Đông Bích  Xem chi tiết sản phẩm Tại đây

tu che canh cong kham oc scaled
Tủ Chè Cánh Cong Khảm Ốc  Xem chi tiết sản phẩm Tại đây

Hai buồng bên lắp cánh gỗ phẳng hoặc cong. Làm cánh cong phải xẻ ván mỏng mới mùa vào khung được. Tủ chè cánh cong có giá trị cao hơn cánh phẳng vì làm tốn công hơn và tốn nhiều gỗ hơn. Trên hai cánh là nơi trang trí bằng vỏ trai hoặc khảm ốc. Phần đế đóng liền với tủ gọi là bệ, đây cũng là bộ phận điêu khắc cầu kỳ. Hoa văn trang trí của các bộ phận đều đăng đối. Dưới đây là các đề tài thường chạm trên tủ chè:

– Lèo: ở giữa: Hoa hồng, phù dung, chim trĩ, hai bên cài nho sóc.

– Sư tử hý cầu, hai bên anh hùng tương ngộ, cài hoa lá

– Ngũ phúc ngậm chữ thọ, hai bên hoa lá.

Bệ tủ và lèo đc chạm khắc tích Ngũ phúc,chạm khắc hoàn toàn bằng tay rất tỉ mỉ thủ công,kênh bong và mền mại.

– Đề tài khảm trên hai cánh đa dạng, nội dung phong phú, phần lớn là những cảnh trong truyện cổ Việt Nam và truyện cổ Trung Quốc. Kèm theo hình hoạ thường có thơ hoặc vài chữ hán thuyết minh như:

+ Ngũ Lão bát tiên

+ Tam anh chiến Lã Bồ

+ Văn Vương cầu hiền,

+ Bát tiên quá hải.

+ Tam quốc thảo lư

+ Trúc lâm thất hiền

+ Ngũ tử vinh quy

+ Tam bích đồ thư (đề tài này công giáo ưa chuộng)

+ Ngư tiều canh độc

+ Giang tả cầu hôn

+ Kim Trọng- Thuý Kiều

tu che canh cong cham tu linh bat tien 1 scaled
Tủ Chè Cánh Cong Chạm Tứ Linh Bát Tiên Xem chi tiết sản phẩm Tại đây

Những chiếc cánh khảm trai hoặc khảm hoàn toàn bằng ốc, có lộng chi tiết thì giá trị càng cao và thẩm mỹ càng đẹp.

Hiện nay, dù giấy giáp đã phổ biến và dễ tìm để làm nhẵn sản phẩm hơn xưa nhưng để làm nhẵn chiếc lèo thì vẫn phải dùng phương thức cũ chứ không dùng giấy giáp được, bởi lèo rất mỏng manh, chỉ cần mạnh tay là có thể sứt các chi tiết chạm trên lèo.

Những Kiến Thức Cơ Bản Về Tủ Chè
Tủ Kinh Khảm Ốc Liên Chi  Xem chi tiết sản phẩm Tại đây

 

    Để làm nhẵn bóng lèo, đầu tiên người thợ dùng trấu sát lên chiếc lèo thật kỹ để làm nhẵn, rồi dùng chổi tre có các nan chẻ nhỏ như những chiếc tăm quét thật kỹ, rồi lấy lá chuối khô đánh thêm lần nữa. Qua vài ba công đoạn như vậy thì chiếc lèo mới bóng đẹp, sờ các chi tiết thấy mịn, không thô ráp như lúc vừa đục xong và có thể mang đi nhuộm vôi để đánh vec-ni.

Lèo có lèo đơn và lèo kép. Lèo đơn là chỉ có 1 lớp trạm trổ; lèo kép có kép đôi, kép 3 gồm 2 hoặc 3 lớp canh bong chạm trổ. Những lèo canh đôi canh ba thường ít người làm được vì khâu chế tác đòi hỏi kỹ thuật cao và rất phức tạp.

 

Cơ Sở Sản Xuất Đồ Gỗ Mỹ Nghệ HẢI MINH

           Chuyên Sản Xuất,Mua Bán – Nhận Đặt Hàng Theo Yêu Cầu… :

SẬP GỤ – TỦ CHÈ – BÀN GHẾ… Đồ Khảm Ốc, Đồ Mới & Cũ, Đồ Theo Lối Cổ….

+ Website: https://dogomynghehaiminh.vn/ 

                    https://langnghedogohaiminh.vn/
+KênhYoutube: https://bit.ly/2xbZ1ax
+ Facebook: Đồ Gỗ Mỹ Nghệ HẢI MINH https://www.facebook.com/dogomyngheha…
+ Đ/c: Xóm 33 – Xã Hải Minh – Huyện Hải Hậu – Tỉnh Nam Định
Hotline: 0945.432.056 ( Zalo )
 + Cam kết với khách hàng
+ Giá rẻ so với thị trường

+ Giao hàng đúng tiến độ
+ Sản phẩm đúng chất lượng và thẩm mỹ

+ Chế độ bảo hành, bảo trì chuyên nghiệp và tận tâm.
+ Tư vấn khảo sát tận nhà miễn phí

0/5 (0 Reviews)
Bài viết cùng chuyên mục