Việc giữ gìn bàn thờ sạch sẽ là việc rất cần thiết tuy nhiên có nên vệ sinh bàn thờ hàng ngày hay không lại là câu hỏi của nhiều người thắc mắc. Vậy câu trả lời chính xác là gì?
Theo các nhà tâm linh và nghiên cứu Phật học thì tốt nhất là khoảng 2,3 tháng mới lên bao sái bàn thờ một lần. Nghĩa là 2,3 tháng mới lên lau dọn và vệ sinh bàn thờ chứ không nên làm việc này hàng ngày, đặc biệt tránh động chạm, xê dịch bát hương vì quan niệm thần linh, gia tiên sẽ khó an vị để phù hộ con cháu. Khu vực đặt bát hương cần được tụ khí, nếu đụng chạm liên tục thì theo tâm linh cũng không tốt. Bình thường vào ngày thắp hương như rằm, mồng 1 chỉ nên lau bàn thờ cho sạch sẽ để tránh bụi bẩn, mạng nhện khu vực không quanh bàn thờ.
Chú ý trước khi bao sái bàn thờ/lau dọn bàn thờ nếu dùng nước thì phải dùng nước thảo dược hoặc rượu gừng để tẩy uế và làm sạch đồ thờ cúng. Nếu muốn hương thơm giữ được lâu hơn thì có thể cho thêm hương liệu, tinh dầu thảo mộc tự nhiên.
Không cần nhiết thiết phải là gia chủ mới có thể lau dọn bàn thờ mà con, cháu cũng có thể làm việc này, người dọn dẹp bàn thờ cần cẩn thận và tỉ mỉ để tránh làm đổ vỡ bát hương hay đồ thờ cúng, đặc biệt là phần vật phẩm hay ảnh gia tiên.
Khi muốn bao sái tổng thể thì nên chờ cuối tháng hoặc tốt nhất là cuối năm. Việc bao sái tổng thể còn phải chú ý tới bài văn khấn chuẩn như lời xin phép ông bà tổ tiên và thần linh trước khi tiến hành vệ sinh, dọn dẹp bàn thờ và rút chân nhang.
Việc rút tỉa chân nhanh thì tùy vào quan niệm của mỗi gia đình. Nhiều ý kiến cho rằng rút sạch chân nhang, bao sái bàn thờ thường xuyên để bát hương được quang quẻ, không che mắt thần linh, gia tiên thì mới phù hộ được con cháu, nhưng nhiều gia đình lại có quan niệm rằng chỉ nên rút chân nhang vào cuối năm, hạn chế xê dịch bát hương.
Khi rút tỉa chân nhang trên bát hương thì tối kỵ không được rút cả cụm mà phải tỉa từng chân một. Để lại 3-5 chân nhang sau khi tỉa. Số chân nhang đã tỉa đem đốt hoặc thả ra sông.